Công nông nghiệp khép kín
Là một quy trình khép kín từ nguyên cứu, ươm tạo giống và phát triển vùng nguyên liệu đến khai thác chế biến các loại sản phẩm chuỗi giá trị từ cây Cao Lương. Tập đoàn Tín Thành có những trung tâm nghiên cứu giống để nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống và khả năng sinh trưởng, phát triển của các chủng loại cây Cao Lương phù hợp với điều kiện của nhiều vùng miền khác nhau.
Tín Thành đầu tư xây dựng các khu liên hợp công nông nghiệp công nghệ cao khép kín từ vùng nguyên liệu nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ đến các nhà máy chế biến công nghiệp kết hợp các giải pháp thượng mại hiệu quả tại một số dự án trọng điểm. Đó là cơ sơ để Tín Thành tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn ở các dự án công nông nghiệp khác cả trong và ngoài nước.
Trung tâm giống và vùng trồng thực nghiệm cây Cao lương của Tín Thành Group
Qua nhiều năm trồng khảo nghiệm, thực nghiệm và thuần giống, chúng tôi nhận thấy rằng cây cao lương cho sản lượng sinh khối lớn trong thời gian ngắn, là loại cây sử dụng rất hiệu quả dinh dưỡng trong đất, có thể chịu được hạn, lượng nước cần thiết để cây sinh trưởng tốt chỉ bằng 1/5 cây ngô và 1/10 so với cây mía. Cây cao lương cũng có những ưu thế nổi trội về hiệu quả kinh tế và khả năng sinh trưởng, hoàn toàn có thể trồng thay thế cho các loại cây trồng kém hiệu quả ở các địa phương hiện nay như cây keo lai, cây mía, cây sắn, cây tiêu, cây điều, cây cao su và kể cả cây lúa… Hơn nữa, cây cao lương còn có lợi thế có thể tạo ra nhiều sản phẩm sau thu hoạch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các bộ phận trên cây từ thân, lá, hạt… đều được sử dụng để tạo ra các sản phẩm hữu ích mang lại giá trị kinh tế cao như:
- Đường lỏng (Syrup) được ép lấy dịch từ thân cây: Tạo ngọt thay đường cho ngành công nghiệp thực phẩm.
- Cồn thực phẩm 96% Alc từ hạt và dịch từ thân cây: nấu rượu cao lương đông trùng hạ thảo.
- Cồn y tế từ hạt và dịch từ thân cây.
- Nhiên liệu sinh học từ hạt và dịch từ thân cây.
- CO2 hóa lỏng trong quá trình lên men: tạo bọt và đá khô.
- Hèm khô từ hạt và thức ăn ủ chua từ lá: làm thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Đặc biệt, xơ bã sau khi ép lấy dịch chế biến syrup, sẽ được dùng làm nhiên liệu đốt biomass cho các nhà máy điện sinh khối.
- Phân bón hữu cơ từ tro sau khi đốt phát điện và điện-hơi.